
NÁM DA, NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CỦA NÁM DA
Th 6 13/12/2024
3 phút đọc
Nội dung bài
viết
Bạn đã từng cảm thấy tự ti vì các đốm nâu hay đen xuất hiện trên da của mình mà không biết chúng là gì và tại sao lại xuất hiện? Đó có thể là dấu hiệu của nám da - một vấn đề da liễu phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Để tìm cách điều trị hiệu quả nám da, hãy tìm hiểu xem nám hình thành như thế nào, nguyên nhân và dấu hiệu của nó.
Nám da là gì
Nám da là một vấn đề da liễu thường gặp ở nhiều người, nó được định nghĩa là tình trạng mà da trở nên sậm màu hoặc xuất hiện các đốm đen/nâu trên bề mặt da. Nám da thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, tay, và nó có thể làm mất tự tin về mặt thẩm mỹ người mắc phải.
Dấu hiệu, phân loại nám da
Nám da là kết quả của quá trình tăng sản melanin trong da. Hiện nay, nám da được phân loại dựa theo nhiều yếu tố như nguyên nhân, hình dạng, màu sắc, cơ chế,... Dưới đây là cách phân loại thường gặp nhất theo dấu hiệu nhận biết của chúng, có 3 loại nám:
Epidermal melasma (nám trên lớp biểu bì da): là một loại nám da có liên quan đến quá trình tăng sản xuất melanin trong tầng sừng của biểu bì. Biểu hiện đặc trưng của chúng là các đốm nâu đối xứng, có kích thước và hình dạng đồng nhất. Thường là các đốm màu nâu sẫm, đôi khi có thể có các đốm màu xám hoặc xanh. Nó thường xuất hiện trên khuôn mặt, cổ và cánh tay.
Dermal melasma (nám trên lớp hạ bì da): là một dạng nám da đặc trưng bởi quá trình tăng sinh sắc tố melanin tập trung chủ yếu ở tầng hạ bì của da. Đây là loại nám da khó trị nhất và chúng thường có màu nâu đậm hoặc xám nhạt. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng dermal melasma là kết quả của một số thay đổi bên trong cơ thể, như thiếu hụt enzyme tyrosinase, tăng sinh sản melanin tại các mô liên kết và sự phân bố quá mức của melanin xuống tầng hạ bì da.
Mixed melasma (nám hỗn hợp): là một dạng melasma đặc biệt, trong đó kết hợp sự của cả epidermal melasma (nám biểu bì) và dermal melasma (nám hạ bì) trên một vùng da. Điều này có nghĩa là da bị tác động bởi cả những thay đổi ở tế bào da và các lớp biểu bì ngoài da. Vì sự phức tạp này, mixed melasma thường có dấu hiệu nám phức tạp và khó điều trị hơn.
Cơ chế hình thành nám da
Theo các nghiên cứu khoa học, cơ chế hình thành nám da là do quá trình tăng sản melanin trong da. Melanin là sắc tố tự nhiên có mặt trong da, chịu trách nhiệm cho màu của da, tóc và mắt. Khi có tác động nào đó từ bên ngoài hoặc bên trong, ví dụ da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc bị tổn thương, các tế bào melanocytes (tế bào sản sinh hắc tố da) phản ứng bằng cách sản xuất nhiều melanin hơn để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại. Tuy nhiên, trong trường hợp nám da, quá trình tăng sản melanin không được điều hòa đúng cách, dẫn đến sự tích tụ melanin và hình thành các vùng da sậm màu hơn bình thường.